Tin tức

Cách xử lý gỗ bị nứt đơn giản, nhanh chóng lại vô cùng hiệu quả

27/03/2018 02:21:PM 0 bình luận
Sau một thời gian dài sử dụng, hay do những yếu tố khách quan mà đồ gỗ nhà bạn bị nứt nẻ làm mất đi vẻ đẹp và giá trị của nó. Đừng lo lắng hay hoang mang, những cách xử lý gỗ bị nứt sau đây sẽ là giải pháp hữu hiệu cho bạn, vừa đơn giản lại cực kì hiệu quả. Đối với những vết nứt nhỏ Khi những bộ bàn ghế, tủ đồ hay kệ ti vi… bị những vết nứt nhỏ, nhiều người tặc lưỡi bỏ qua vì nghĩ nó không quan trọng. Tuy nhiên, nếu để lâu từ đường nứt nhỏ ấy vết nứt có thể sẽ càng ngày càng dài và lớn hơn. Chính vì thế nên dù chỉ là một vết gợn rất nhỏ đi nữa, bạn cũng nên xử lý nhanh tránh để “đêm dài lắm mộng”. Sáp ong không chỉ bổ dưỡng mà còn có cả tác dụng trong việc xử lý gỗ bị nứt. Bạn có thể sử dụng sáp ong, nhét vào những chỗ nứt rồi quét lại vecni cho cùng màu với toàn bộ sản phẩm. Cách này tương đối phổ biến, lại dễ thực hiện. 2. Đối với những vết nứt lớn Khi tấm gỗ có vết nứt lớn, mọi chuyện đương nhiên sẽ phức tạp hơn so với những vết nứt nhỏ. Bạn sẽ không thể dùng sáp ong lấp đầy hết những vết ấy, thay vào đó chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số cách xử lý gỗ bị nứtsau: Dùng keo từ giấy Bạn không cần thiết phải mua keo ở ngoài mà bạn hoàn toàn có thể tự chế ra keo. Cách thức rất đơn giản, hãy dùng những tờ giấy báo hay giấy ăn, xé nhỏ, sau đó trộn vào một ít phèn chua và nước sạch. Tiếp đó dùng lửa đun sôi thành dạng keo đặc. Đợi hồ nguội, ta sẽ nhét vào những chỗ nứt rồi sau đó phơi khô, cũng đừng quên sơn lại vecni cùng màu với những phần còn lại. Dùng keo từ giấy thì nên dùng cho những vật dụng ít tiếp xúc với nước để được lâu dài. Cách này là một giải pháp hay, tiện lợi trong những cách xử lý gỗ bị nứt, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng cách này cho những đồ vật đựng đồ khô hoặc những đồ vật ít tiếp xúc với nước. b. Dùng hồ từ bao tải cũ, vải bông Nếu bạn có sẵn những chiếc bao tải cũ hay những miếng vải thừa, đó sẽ chính là những thành phần để hàn gắn lại vết nứt trên đồ gỗ nhà bạn. Cách làm tương tự như cách chế keo từ giấy ở trên, cụ thể như sau: Bạn sử dụng vải bông, bao tải cũ đốt thành tro, sau đó trộn tro này với dầu trẩu, khuấy đều thành dạng hồ đặc, nhét vào trong vết nứt của gỗ. Tiếp đó mang đồ vật ra phơi với ánh nắng nhẹ, vết nứt sẽ kín và trở lại chắc chắn. c. Dùng mùn cưa mịn Dùng mùn cưa mịn là cách xử lý gỗ bị nứt được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Cách này cũng tương đối đơn giản. Bạn có thể xin hoặc mua một ít mùn cưa từ những cơ sở sản xuất gỗ, mua thêm một ít keo mà người ta thường hay dùng để pha với vôi quét tường. Trộn mùn cưa với keo, nhét vào các vết nứt. Sau đó, bạn có thể dùng giấy nhám, đánh nhẹ cho bằng phẳng so với bề mặt xung quanh. Cũng đừng quên sơn màu làm sao cho hợp lý, hài hòa với màu của vecni để vết nứt không bị phát hiện ra. Mùn cưa mịn là một trong những cách tốt nhất để gắn lại vết nứt, vừa bền lại đẹp. Trên đây là một số cách thông dụng nhất, tiện lợi và nhanh gọn nhất để hàn gắn lại những vết nứt trên đồ gỗ nhà bạn. Cong vênh, nứt hay bị rút lại là một đặc điểm thường thấy ở những đồ đạc làm bằng gỗ, vì thế nên bạn không cần quá lo lắng nếu chẳng may có đồ dùng nào trong nhà mình bị nứt. Nứt nhiều hay ít, mức độ và độ bền ra sao tùy thuộc vào chất liệu gỗ mà bạn sử dụng. Một vài cách xử lý gỗ bị nứt như trên sẽ là những giải pháp hữu ích cho bạn trong việc bảo quản và sử dụng đồ gỗ. Hi vọng với những cách này, đồ gỗ nhà bạn sẽ luôn được chắc chắn, bền đẹp và làm bạn hài lòng.

Cách bảo quản và sử dụng đồ gỗ nội thất luôn mới

27/03/2018 02:19:PM 5 bình luận
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản đồ gỗ: - bạn cần tránh để đồ gỗ phải bị ngâm nước lâu, tránh đặt đồ dùng ở nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc những nơi có nhiệt độ thường xuyên thay đổi, quá nóng hoặc quá lạnh. - Khi bàn phòng khách, bàn ăn hoặc bàn làm việc bị vết bẩn, bạn đừng vội vàng lau loang rộng khắp bề mặt mà hãy bình tĩnh lấy giấy thấm khô nước bẩn sau đó lau ngay vết bẩn bằng giẻ lau xốp mềm. - Khi di chuyển tránh bị trầy xước và không được đặt đồ vật nặng lên bề mặt gỗ. Khi chăm sóc nếu phải dùng nước lau thì chỉ phun bề mặt và nên nhớ đừng phun quá nhiều nước vì nước ngấm xuống sẽ làm cho bề mặt gỗ chóng hỏng. Nên lau theo vòng tròn, nhẹ và đều tay để tránh xước bề mặt. Còn nếu dùng bình xịt ,trước khi sử dụng, cần phải lắc bình thật đều và giữ khoảng cách giữa bình xịt với bề mặt vật dụng khoảng 20cm. Xịt dung dịch trực tiếp lên bề mặt bị bẩn, dùng vải mềm lau khô và luôn nhớ là phải lau theo hình tròn, bởi đó là cách bạn làm cho độ bóng của bề mặt đồ gỗ vừa đều lại vừa như mới .Không nên để bề mặt gỗ trầy xước. - Khi vệ sinh nên dùng bình xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dùng khoảng 1- 2 lần/tuần để tạo lớp bảo vệ bề mặt gỗ. Nên lau bằng dầu bóng thường xuyên cho đồ gỗ để tăng độ bảo vệ, tạo một bề mặt luôn bóng mới, không bị bám bụi, chống trầy xước. Cách làm bóng đồ gỗ: Sau một thời gian sử dụng, đồ dùng bằng gỗ sẽ bị bám bụi và mất đi độ bóng. Bạn có thể áp dụng một trong ba cách sau đây để làm chúng mới như ban đầu. - Dùng một mảnh vải sạch thấm sữa bò để lau chùi. Cách này không những tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới . - Dùng nửa cốc nước pha với giấm, lượng giấm bằng nửa lượng nước ,dùng một miếng vải mềm tẩm dung dịch này để lau chùi đồ gỗ vừa đơn giản, vừa hiệu quả. - Bạn có thể pha một cốc trà đặc to, để nguội rồi dùng vải mềm tẩm nước trà lau chùi chúng. Chỉ cần làm như thế khoảng hai hoặc ba lần, đồ gỗ sẽ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu . Cách sử dụng dầu đánh bóng gỗ Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại dầu đánh bóng đồ gỗ (thường là ở dạng bình xịt ). - Lắc đều bình trước khi sử dụng . - Giữ khoảng cách bình xịt với bề mặt vật dụng khoảng 20cm. - Xịt dung dịch trực tiếp lên bề mặt bị bẩn, dùng vải mềm lau khô. - Nên lau theo hình tròn, không cần lau bằng nước trước khi dùng dầu đánh bóng đồ gỗ . Làm mới đồ cũ  Cách đơn giản nhất là bạn có thể sơn lại đồ gỗ cũ theo tông màu hòa hợp với màu tường của ngôi nhà. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những màu "chói" nhau để tạo một phong cách riêng. Cách làm này có thể phù hợp với những bộ bàn ăn cũ, những chiếc ghế đẩu, tủ đựng già, tủ bếp .Và nếu bạn có ý định nhường lại cho đứa con thân yêu một độ vật "cha truyền con nối" nào đó mà không sợ bị chúng chê bai thì sơn màu chính là cách làm tiện lợi và rẻ tiền nhất. Sắp lại đồ đạc trong nhà là cách rẻ tiền nhất để làm mới nội thất. Trong trang trí nội thất không nhất thiết phải "ton sur ton". Trang bị cho cả căn phòng đồ gỗ đồng bộ là một việc làm không cần thiết, đôi khi còn tạo ra sự nhàm chán.  Nếu đồ gỗ cũ tương đồng với các vật dụng khác ở màu gỗ, mẫu hoa văn hay tỉ lệ thì bạn chỉ cần đánh bóng chúng lên và đặt vào vị trí thích hợp. Đôi khi một thứ "đồ cũ còn tốt " có thể tạo điểm nhấn cho toàn bộ không gian sống. Ngoài ra, bằng cách ngụy trang bằng các loại vỏ bọc, đệm trang trí có sắc thái hòa hợp đặt rải rác, chúng cũng có thể thu hút sự chú ý hơn. Hỏi đáp: Cách sử dụng và bảo quản đồ gỗ nội thất: bàn ghế phòng khách, bàn ghế gỗ, giường, tủ, sập gụ... Hỏi: Là người bận rộn với công việc, tôi không có nhiều thời gian để tìm hiểu cách bảo dưỡng đồ gỗ trong gia đình. Tôi muốn biết một vài bước cơ bản để bảo dưỡng đồ gỗ. Trả lời: Để sản phẩm gỗ được bền đẹp, các bạn nên chú ý các bước bảo dưỡng cở bản sau: - Tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu nên sản phẩm - Đặt đồ gỗ cách xa lỗ thông khí đốt nóng hoặc lỗ thông máy điều hòa. - Nhanh chóng lau các vết nước đổ bằng cách chặm lên các vết nước một ách nhẹ nhàng. - Dùng đế ly, khay và khăn trải bàn để bảo vệ đồ gỗ trong suốt quá trình sử dụng - Nhấc và đặt các đồ vật thay vì kéo trượt lên bề mặt đồ gỗ - Thay phụ kiện trên đồ gỗ định kỳ - Trám đặt các sản phảm bằng nhựa và cao su trên đồ gỗ trong thời gian dài - Thường xuyên lau chùi đồ gỗ. Hỏi: Tôi thích sử dụng đồ nội thất bằng gỗ. Tôi muốn hỏi về các sản phẩm bảo dưỡng để đồ gỗ được bền đẹp hơn. Trả lời: Hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm bảo dưỡng chuyên dùng cho đồ gỗ đang được bày bán trên thị trường. Các loại như xi bóng, sáp, phẩm nhuộm và các chất bảo quản được đưa vào công thức để cung cấp cho đồ gỗ sự bảo vệ an toàn trước các tác động từ môi trường và quá trình sử dụng. Hỏi: Tôi nghe nói, có thể bảo dưỡng đồ gỗ bằng sáp gỗ. Tôi muốn có thêm thông tin về sáp gỗ. Trả lời: Sáp gỗ có khả năng đem lại sự bảo vệ lâu dài và bền vững nhất cho các loại đồ gỗ thành phẩm. Sáp gỗ hiện có mặt trên thị trường dưới dạng hồ nhão hoặc chất lỏng. Một số loại sáp dạng hồ có màu sắc nhằm giúp che các khía cạnh, vết nứt hoặc khiếm khuyết nhỏ trên bề mặt. Hỏi: Với xi bóng gỗ, tôi sử dụng thế nào cho đúng cách. Trả lời: Hầu hết các loại xi bóng có thể dùng thường xuyên trên tất cả các bề mặt đồ gỗ. Tốt nhất là nên lau sạch và xóa bỏ các vết sáp trên bề mặt đồ gỗ trước khi dùng xi bóng để tránh sự xuất hiện những vết vẩn đục. Hỏi: Tác dụng của việc lau chùi đồ gỗ nội thất? Lau chùi đồ gỗ thế nào cho đúng cách? Trả lời: Lau chùi đồ gỗ nội thất thường xuyên sẽ giúp duy trì giá trị cao cấp của chúng. Việc quét bụi và lau chùi thường xuyên giúp lấy đi sự hình thành dầu mỡ, chất xơ và bụi bẩn – những thức có thể làm yếu đi lớp hoàn thiện đồ gỗ. Cần lau chùi đồ gỗ nội thất bằng vải cotton loại mềm không có sợ thô được làm ẩm bằng nước hoặc xi bóng tùy theo dạng gỗ. Việc lau bằng khăn khô có thể làm trầy xước lớp hoàn thiện. Lau đồ gỗ nhẹ nhàng và đổi mặt vải lau thường xuyên. Sau đó, dùng một loại xi bóng gỗ chất lượng tốt để bảo vệ bề mặt đã được làm sạch theo bản hướng dẫn của nhà sản xuất. Hỏi: Cách vệ sinh lớp vải bọc của đồ gỗ Trả lời: Hiểu rõ loại vải bọc và cách bảo dưỡng đồ nội thất là điều cần thiết. Trước khi cố gắng xóa vết bẩn trên mặt vải, lời khuyên trước tiên là bạn cần kiểm tra mức độ phù hợp của dung dịch tẩy rửa đối với chất liệu vải bằng cách thử nghiệm trên vị trí khuất, khó nhìn thấy nhất sản phẩm. Vải và da bọc chỉ nên được giặt một cách chuyên nghiệp. Hút bụi hoặc chải nhẹ nhàng để loại bỏ các vết tích của bụi bẩn. Không nên dùng các chất tẩy rửa dạng hòa tan hoặc những sản phẩm có thành phần là nước lên lớp vải bọc. Lưu ý, đồ nội thất có thể bị hư hại vĩnh viễn nếu bạn dùng sai chất tẩy rửa. Trong trường hợp không am hiểu về cách vệ sinh đồ nội thất, tốt nhất bạn nên gọi đến trung tâm giặt tẩy chuyên nghiệp để được trợ giúp. Hỏi: Tôi rất thích sử dụng đồ gỗ với lớp da bọc nhưng chưa biết cách để bảo quản lớp da được tốt, bóng đẹp. Trả lời: Da là một chất liệu tự nhiên vì thế đòi hỏi sự chăm sóc để giữ gìn vẻ đẹp vốn có của nó. Việc bảo quản sao cho da tốt, bóng đẹp hoặc tẩy mùi khó chịu trên da được rất nhiều khách hàng chú trọng khi sử dụng loại sản phảm đồ gỗ bọc da. So với các chất liệu khác, chất liệu da cần được cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng. Dưới điều kiện sử dụng bình thường, chỉ cần lau bụi trên bề mặt da bằng vải khô và hút bụi ở những đường kẽ và mặt đáy. Dùng dầu dưỡng dành cho chất liệu da khoảng sáu tháng một lần. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua các loại bình xịt với công dụng bảo quản da tại các siêu thị lớn ở Việt Nam hiện nay.

Ngắm bộ bàn ghế "vua gỗ" giá gần 2,5 tỷ đồng, đại gia hỏi mua không được

27/03/2018 02:17:PM 2 bình luận
Bộ bàn ghế có tên Đỉnh Nghê, được làm từ gỗ Mun hoa của Lào có giá gần 2,5 tỷ đồng của một đơn vị ở Sơn Tây - Hà Nội khiến nhiều người giật mình. Với 12 món gồm 1 đoản dài, 4 ghế đơn, 1 bàn to, 4 bàn trà và 2 đôn, bộ Đỉnh Nghê được sản xuất khoảng 5 năm nay, nhưng chủ yếu dùng để trưng bày, làm kỉ niệm. “Có một vị khách hàng ở bán đảo Linh đàm hỏi mua nhưng chúng tôi chưa muốn bán, vì bộ này được làm từ gỗ Mun hoa của Lào là một loại gỗ hiếm “vua của gỗ”, vân gỗ tự nhiên, càng dùng càng bóng; đặc biệt vách liền khối, tay 20 nên rất giá trị. Chúng tôi cứ để trưng bày, làm kỉ niệm đã”, một đại diện đơn vị này cho hay. Cũng theo vị này, nếu cùng kiểu dáng nhưng sản xuất từ gỗ hương thì có giá 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đơn vị này còn có bộ ghế tân cổ điển làm bằng gỗ giáng hương đỏ của Lào 12 món có giá hơn 688 triệu đồng và bộ 6 món có giá hơn 388 triệu đồng; bộ ghế triện lộc Vượng Tiến bằng gỗ mun của Lào, gồm 8 món có giá gần 260 triệu đồng…. Cùng Infonet ngắm những bộ bàn ghế có giá "khủng" nói trên: Bộ bàn ghế có tên Đỉnh Nghê, trị giá gần 2,5 tỷ đồng. Ảnh: Minh Thư Cả bộ có 1 đoản dài...Ảnh: Minh Thư     và 4 ghế đơn, tất cả đều được làm từ gỗ mun hoa của Lào. Ảnh: Minh Thư   Chiếc bàn to được chạm khắc văn hoa đẹp mắt. Ảnh: Minh Thư   Bộ bàn ghế tân cổ điển làm bằng gỗ giáng hương đỏ của Lào 12 món có giá hơn 688 triệu đồng. Ảnh: Minh Thư   Các đường viền của bàn, ghế... đều chạm khắc những đường nét bắt mắt. Ảnh: Minh Thư   Bộ ghế tân cổ điển làm bằng gỗ giáng hương đỏ của Lào gồm 6 món có giá hơn 388 triệu đồng. Ảnh: Minh Thư   Bộ ghế triện lộc Vượng Tiến bằng gỗ mun của Lào, gồm 8 món có giá gần 260 triệu đồng. Ảnh: Minh Thư
0974.399.357